BMW đầu tư, phát triển công nghệ in kim loại 3D
Một số ngành công nghiệp đã sử dụng chất phụ gia để sản xuất các bộ phận kim loại trong nhiều thập kỷ.
Mới đây hãng xe sang Đức BMW đã đầu tư phát triển công nghệ in Kim loại 3D, công nghệ này giúp những chiếc xe có lớp vỏ đẹp hơn, chính xác hơn và nhiều ưu điểm hơn
Công nghệ in kim loại 3D khá lạ lẫm với nhiều người và gần như không nghe thấy, thế nhưng BMW đang phát triển công nghệ in này.
BMW quyết định đầu tư vào công nghệ in kim loại 3D nhằm “mang công nghệ in kim loại 3D tới mọi nhóm thiết kế và lắp ráp”. Để đạt được mục tiêu này, hãng cần các máy móc có khả năng sản xuất những bộ phận sản lượng cao phức tạp với giá cả cạnh tranh và phương pháp lắp ráp truyền thống.
Ngành công nghiệp in ấn 3D đã tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây nhưng hầu hết sự chú ý tập trung vào máy móc nguyên mẫu cỡ nhỏ mà cho phép các doanh nghiệp hoặc người đam mê tạo ra các vật dụng từ ép đùn nhựa.
Một số ngành công nghiệp đã sử dụng chất phụ gia để sản xuất các bộ phận kim loại trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, chi phí cao đã hạn chế việc ứng dụng công nghệ đối với các bộ phận sản lượng thấp đắt tiền như ống xả titan trên Koenigsegg One:1, phụ tùng cho tuabin General Electric hay các buồng đốt động cơ và thân van của động cơ tên lửa SpaceX.
BMW nói rõ về ưu điểm của công nghệ in kim loại 3D là : “So với phụ tùng được đúc truyền thống, thân van in chắc chắn, dẻo, chống gãy tốt hơn với sự đa dạng thấp hơn trong đặc tính chất liệu”, SpaceX chia sẻ trong năm 2014. “Thân (van oxy hóa chính) được in trong ít hơn 2 ngày, trong khi chu kỳ đúc điển hình phải mất hàng tháng”.
Công nghệ in 3D áp dụng phương pháp “in” liên tiếp các lớp vật liệu trong hình dạng khác nhau để tạo thành một vật thể ba chiều rắn từ mô hình kỹ thuật số. Ví dụ như một một miếng ốp bằng nhựa có thể được tạo ra bằng cách trải rộng một lớp mỏng nhựa lỏng, sau đó làm cứng bằng tia UV. Các lớp khác lần lượt được thêm vào và quá trình cứ thế lặp đi lặp lại.
Ngoài ra công nghệ in 3D giúp các hãng tiết kiệm chi phí rất nhiều khi chỉ phải sử dụng lượng vật liệu cần thiết và tạo ra những sản phẩm dạng nguyên khối, không có mối nối. Điều này giúp các bộ phận như khối động cơ và bộ tăng áp cứng cáp hơn, khả năng rạn nứt giảm. Các bộ phận được tạo ra từ công nghệ này cũng có thể nhẹ hơn nhiều so với cách chế tạo thông thường.
BMW dự định hợp tác với Desktop Metal để khám phá các ứng dụng ô tô tiềm năng cho việc in ấn 3D. Với sự ủng hộ từ Lowes, Google Ventures và các công ty đầu tư mạo hiểm khác, startup hy vọng sẽ ra mắt sản phẩm đầu tiên của công ty vào cuối năm nay.
Việc nghiên cứu và phát triển công nghệ mới của BMW trên các dòng xe sản xuất đại trà có hy vọng mở ra kỷ nguyên của sự phát triển mới trong sản xuất khung vỏ xe.
Leave a Reply