Những nguyên tắc khi dừng xe trên cao tốc ở Việt Nam

Cách tốt nhất là hãy bước ra phía sau lan can đường hoặc khu vực càng xa làn đường xe chạy càng tốt.
Khi buộc phải dừng xe trên đường cao tốc, tài xế cần phải có đủ các dụng cụ để cảnh báo cho xe khác biết như: Đèn khẩn cấp, áo phản quang, cọc tiêu…

Trên đường cao tốc, các phương tiện chạy rất nhanh và khoảng thời gian để nhận biết, xử lý tình huống đã chậm hơn nhiều so với khi chạy phố. Do vậy, khi các phương tiện gặp sự cố và phải dừng xe khẩn cấp trên đường, cần có những biện pháp đảm bảo những tài xế khác nhận biết được xe bạn đang có vấn đề để chủ động giảm tốc, chuyển làn cho phù hợp.

1. Đỗ ở ngoài làn xe đang chạy


Khi dừng xe ở đường cao tốc cần đỗ xe ra khỏi làn xe đang chạy
Dù xe bạn gặp sự cố gì, hãy cố gắng đưa xe nằm trọn vẹn trong làn dừng khẩn cấp, không để đuôi xe nằm ở làn xe chạy. Nếu xe bạn hết xăng giữa đường hay vì một lý do nào đó mà động cơ không thể khởi động thì bạn nên tìm cách đẩy xe vào lề đường. Một khi phần thân xe vẫn nằm trên làn xe chạy thì rất khó cho các phương tiện khác điều tiết tốc độ cũng như chuyển làn với vận tốc cao. Trên cao tốc thường có những nơi đường được làm rộng ra hẳn so với làn dừng khẩn cấp thông thường, tài xế nên đưa xe tới vị trí này để giữ an toàn nhất.

2. Hãy bật đèn khẩn cấp

Khi dừng xe ở đường cao tốc hãy bật đèn khẩn cấp
Đây là một trong những trường hợp để đèn khẩn cấp phát huy tác dụng tốt nhất. Việc nháy đều hai đèn xi-nhan sẽ giúp tài xế của xe khác nhận biết nhanh nhất xe của bạn đang gặp trục trặc. Nhiều tài xế chỉ bật xi-nhan bên phải như dừng bình thường trên phố, song như vậy là sai lầm. Vì bất cứ khi nào phải đỗ xe trên lề đường, dù là đường quốc lộ hay cao tốc, cũng cần phải bật đèn cảnh báo nguy hiểm. Đây còn là quy định trong luật giao thông, khi phải dừng khẩn cấp trên cao tốc phải có đèn cảnh báo cho các phương tiện khác.

3. Nên hạn chế người trên xe

Khi dừng xe ở đường cao tốc nên hạn chế người trên xe
Nếu xe gặp sự cố và có thể khắc phục tại chỗ như thay lốp, những người có kỹ năng sửa xuống xe xem xét, những người còn lại cũng không nên ngồi trên xe mà nên xuống khỏi xe. Cách tốt nhất là hãy bước ra phía sau lan can đường hoặc khu vực càng xa làn đường xe chạy càng tốt.

Cao tốc tại Việt Nam thường nằm bên cạnh đường ray của tàu hỏa, vì vậy khi đứng chờ ở phía sau lan can cao tốc không tiến lại gần đường ray. Khi tàu hỏa chạy qua, quán tính lớn có thể hút người đứng gần gây tai nạn. Nếu tất cả những điều kiện này đều không cho phép, vậy hãy đứng sát vào lan can đường, ở phía trước và cách xa nơi gặp sự cố. Nhiều người nghĩ nên đứng phía sau xe vì nếu có xảy ra va chạm thì đã có xe chống đỡ, nhưng thực tế đứng trước điểm xe bị nạn sẽ tăng độ an toàn vì xe khác sẽ nhận thấy,do đó nguy cơ bị đâm khi đứng sát lan can cũng giảm đi đáng kể.

4. Cần có những vật dụng cảnh báo nguy hiểm

Khi dừng xe trên cao tốc ở Việt Nam cần có nững vật dụng cảnh báo nguy hiểm
Ở nhiều nước trên thế giới, mỗi chiếc xe khi bán ra thường đi kèm một số vật dụng cảnh báo nguy hiểm như tam giác phản quang. Nhưng tại Việt Nam, dụng cụ này mới chỉ xuất hiện trên xe sang, xe nhập khẩu, xe phổ thông lắp ráp thường chưa có.

Nếu xe bạn không có, bạn nên trang bị thêm những vật dụng sau: Tam giác phản sáng, cọc tiêu hình nón, đèn nháy, áo phản quang. Với những người thường xuyên đi đêm đường dài có thể tự chuẩn bị cả loại đèn dựng đứng phát sáng nhấp nháy dạng cột.

Tại Việt Nam, tài xế có thể tìm thấy những vật dụng này ở các siêu thị lớn hoặc các cửa hàng cung cấp đồ chơi ôtô hay nơi bán đồ cho dân “phượt”. Mức giá cho mỗi vật dụng khá rẻ, từ vài chục cho tới vài trăm nghìn đồng.

5. Cách sử dụng các vật dụng cảnh báo nguy hiểm


Cách sử dụng các vật dụng cảnh báo nguy hiểm
Sau khi bật đèn cảnh báo trên xe, bạn hãy mặc bộ đồ phản quang, ngay cả ban ngày cũng nên mặc áo này để tăng khả năng nhận biết. Tùy thuộc tốc độ lưu thông trên đường, bạn đặt tam giác phản quang cách xe từ vài chục tới 100 hay 150 m. Dọc đường từ tam giác phản quang tới xe xếp cọc tiêu hình nón phải cách đều nhau, tạo thành một barrier di động, ngăn xe khác lao vào vùng có xe gặp vấn đề. Trường hợp nếu trời tối, hãy đặt thêm loại đèn nháy ở nơi có tam giác phản quang và cả nơi đỗ xe khẩn cấp. Nếu trên xe có nhiều người thì nên cử vài người ra cầm đèn tại điểm đầu tiên và một vài vị trí tới gần xe để tăng khả năng nhận biết cho những xe khác.

Các chuyên gia về xe khuyến cáo, tốt nhất nên có vài chiếc tam giác phản quang, hay 5-6 cọc tiêu, 2 đèn nháy và một vài bộ phản quang. Những vật dụng này khi xếp gọn tốn rất ít diện tích ở cốp xe của bạn.

6. Đừng cố sửa xe bằng mọi cách

Khi xe hỏng trên đường cao tốc đừng cố sửa xe bằng mọi cách
Sau khi thử kiểm tra tình trạng xe, nếu thấy xe không thể sửa chữa thì không nên cố gắng. Thời gian ngồi trên lòng đường cao tốc càng lâu thì rủi ro càng tăng, nhất là trong đêm tối, tầm nhìn giảm. Cách tốt nhất là tìm nơi an toàn cách xa làn xe chạy và gọi ngay cứu hộ giúp bạn.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *